VIÊM TỦY CẤP

1. Y HỌC HIỆN ĐẠI

1.1. Đại cương:

Danh từ viêm tủy để chỉ những bệnh khác nhau do thương tổn hoặc thoái hóa chất trắng của tủy trắng của tủy sống (các trục dẫn truyền của neuron vận động hoặc cảm giác). Tuy vây, cũng có một số trường hợp bệnh có tổn thương cả ở chất xám của tủy sống.

Viêm tủy cấp do nhiều nguyên nhân với nhiều hình thái tổn thương khác nhau:

- Tổn thương rộng khắp ngang tủy (viêm tủy ngang)

- Tổn thương nhiều ổ rải rác khắp tủy

- Tổn thương phối hợp cả tủy và não

- Tổn thương tủy dây thị giác

- Tổn thương tủy và rễ thần kinh

1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:

1.2.1. Nguyên nhân:

- Nhiễm trùng: nguyên nhân có thể là một số vi khuẩn như giang mai, lậu, sởi, thủy đâu, bạch hầu, sốt rét, lao và một số loại virut.

- Nhiễm độc: Các hóa chất độc như Arsenic, rượu, cồn

- Thoái hóa: thoái hóa rải rác, thoái hóa phối hợp bán cấp, viêm tủy thị thần kinh

1.3. Triệu chứng:

1.3.1. Lâm sàng:

- Khởi bệnh:

+ Hội chứng nhiễm khuẩn cấp toàn thân (sốt rét run)

+ Triệu chứng sớm là dị cảm, đau ngực, lưng, chi dưới.

- Toàn phát:

+ Yếu sức cơ 2 chân

+ Giảm hay mất cảm giác 2 chân, vùng dưới thân tương ứng mức độ tổn thương khoang tủy.

+ Rối loạn cơ thắt, bí đái, rối loạn dinh dưỡng (loét vùng xương cùng, gót, mấu chuyển lớn).

*Đặc điểm tổn thương theo vị trí:

- Nếu tổn thương vùng tủy cổ có liệt tứ chi (Hội chứng claude - Bernardr - Horner).

- Nếu tổn thương thắt lưng cùng có liệt 2 chi dưới. Mất phản xạ da bụng nếu tổn thương D8.

- Nếu tổn thương thắt lưng cùng có liệt nhẽo 2 chi dưới.

- Nếu viêm tủy thần kinh thị có liệt 2 chi dưới hoặc tứ chi, giảm thị lực

- Nếu liệt cấp tính hướng lên (Hội chứng Landry), liệt từ dưới lên đến các cơ của hầu họng, cơ hô hấp (thường tử vong).

1.3.2. Cận lâm sàng:

Dịch não tủy ngày đầu có Albumine tăng, tế bào tăng.

1.4. Chẩn đoán:

1.4.1. Chẩn đoán xác định:

- Hội chứng nhiễm khuẩn

- Hội chứng tháp

- Rối loạn cảm giác, rối loạn cơ thắt, rối loạn dinh dưỡng

- Triệu chứng đau rễ, bắt đầu cấp tính sau phát triển nhanh.

1.4.2. Chẩn đoán phân biệt:

- Ép tủy, bệnh Pott (cần chụp cột sống)

- Chảy máu tủy, nhồi máu tủy, viêm tủy xám trước cấp (bệnh Heine - Medin)

1.5. Điều trị:

- Corticoid

- Kháng sinh

2. Y HỌC CỔ TRUYỀN

2.1. Bệnh danh: Viêm tủy sống cấp thuộc chứng nuy của Y học cổ truyền.

2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:

2.2.1. Nguyên nhân: Viêm tủy sống cấp tính thuộc triệu chứng teo nhẽo chân thuộc phế nhiệt của Y học cổ truyền. Trong "Tố Vấn nuy luận" nói rằng: Phế nhiệt thương tân thì da lông hư nhược, nếu biến chuyển nhanh thì dẫn đến teo nhẽo chân

2.2.2. Cơ chế bệnh sinh: Theo lý luận của Y học cổ truyền, bệnh viêm tủy sống cấp tính là do chính khí không đầy đủ, cảm nhiễm ôn nhiệt độc tà, dẫn tới sốt cao không rút, hoặc sau khi bị bệnh tà nhiệt chưa hết, sốt nhẹ không giải, phế chịu nhiệt đốt, tân dịch hao thương, cân cơ mất nhu nhuận, từ đó thành teo nhẽo.

2.3. Biện chứng luận trị:

2.3.1. Thể phế nhiệt thương tân dịch:

*Chứng trạng: Lúc đầu có sốt, đột nhiên xuất hiện chân tay cơ thể mềm yếu không có lực, tim hồi hộp miệng khát, ho họng khô, tiểu tiện đỏ, ít, phân bí kết, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch sác.

*Pháp điều trị: Thanh nhiệt nhuận ráo, dưỡng phế ích vị

*Bài thuốc: Thanh táo cứu phế thang ("Y môn pháp luật") gia giảm

- Nam Sa sâm

09g

- Bắc Sa sâm

09g

- Mạch đông

09g

- Thạch cáp

12g

- Đẳng sâm

09g

- Hạnh nhân

09g

- Ma nhân

09g

- Tang chi

09g

*Ý nghĩa bài thuốc:

Bệnh này thường có tiền sử cảm nhiễm đường hô hấp trên, nhiệt bệnh dễ thương tổn phế tâm, tân dịch không đầy đủ, khó phân rải toàn thân, gân mạch mất nuôi dưỡng mà dẫn tới chân tay cơ thể mềm yếu không có lực, do vậy trong bài thuốc trên Thạch cao thanh phế nhiệt, Nam Bắc Sa sâm, Mạch đông, Đẳng sâm...bổ chỗ không đầy đủ của khí âm; Hạnh nhân tiết phế nhiệt, giáng phế khí; Ma nhân thông dại tràng và tiết nhiệt; Tang chi tiết nhiệt uất của kinh lạc. Phương pháp tăng giảm của nó đều để tiết nhiệt, khai thông phế.

2.3.2. Phương pháp châm cứu:

- Chọn huyệt chủ: Đại chùy, Khúc trì, Hợp cốc, Hoa đà, Giáp tích.

- Huyệt phối: Phế du, Đại tràng du, Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Phong long, Huyền trung, Hành gian

Phương pháp: Các huyệt châm trước là Đại chùy, Khúc trì, Hợp cốc. Căn cứ khoang đoạn bị tổn thương, châm huyệt Hoa đà, Giáp tích tương ứng, cũng như Du huyệt của kinh bàng quang và các vị trí huyệt ở chân trong các huyệt phối, mỗi ngày 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình.

0 Response to "VIÊM TỦY CẤP"

Đăng nhận xét