Viêm tủy ngang / Transverse Myelitis

Viêm tủy ngang (Transverse myelitis - TM) là một chứng rối loạn hệ thần kinh do tình trạng viêm ở một đoạn của tủy sống. Viêm tủy là thuật ngữ chỉ tình trạng viêm của tủy sống; ngang là từ đơn giản mô tả vị trí của tình trạng viêm, ngang qua chiều rộng của tủy sống. Các đợt viêm tấy có thể làm tổn thương hoặc phá hủy myelin, một chất béo cách ly bọc ngoài các sợi tế bào thần kinh. Tổn thương này hình thành sẹo trong hệ thần kinh gây cản trở cho hoạt động giao tiếp giữa các dây thần kinh và tủy sống và phần còn lại của cơ thể.

Các triệu chứng của TM gồm có mất chức năng tủy sống sau một vài giờ hoặc một vài tuần mắc bệnh. Các triệu chứng thường bắt đầu bằng cơn đau đột ngột ở phần lưng dưới, yếu bắp thịt hay những cảm giác bất thường ở các ngón chân và bàn chân có thể diễn tiến nhanh chóng tới những triệu chứng trầm trọng hơn, bao gồm tê liệt, bí tiểu, và mất khả năng điều khiển đại tràng.

Một số người mắc TM hồi phục được chỉ còn lại một số nhỏ hoặc không còn các vấn đề dư thừa gì cả nhưng những người khác bị những tổn thương vĩnh viễn ảnh hưởng đến khả năng thực hiện những công việc bình thường của cuộc sống hàng ngày.

Tình trạng mất chất myelin thường xảy ra ở mức tổn thương ở ngực, gây ra những vấn đề về cử động ở chân và khả năng kiểm soát đại tràng và bàng quang nơi được các tín hiệu từ những đoạn dưới của tủy sống điều khiển.

Viêm tủy ngang xảy ra ở người lớn và trẻ nhỏ của cả hai giới và ở mọi chủng tộc. Chưa có bằng chứng chứng minh được rằng chứng viêm tủy sống là do bẩm chất di truyền. Số trường hợp mắc bệnh mới diễn ra hàng năm rơi vào độ tuổi 10 đến 19 và 30 đến 39. Khoảng 1.400 trường hợp mắc bệnh viêm tủy ngang được phát hiện hàng năm ở Hoa Kỳ, và có xấp xỉ 33.000 người Hoa Kỳ bị một số tàn tật có nguyên nhân từ TM.

Cho đến nay người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh viêm tủy ngang. Tình trạng viêm tấy gây tổn thương đến tủy sống có thể do nhiễm trùng vi-rút, phản ứng miễn dịch bất thường, hoặc không đủ lượng máu chảy qua các mạch máu nằm trong tủy sống. Viêm tủy ngang cũng có thể là một biến chứng của bệnh giang mai, sởi, bệnh Lyme và một số chủng ngừa, bao gồm chủng ngừa thủy đậu và bệnh dại.

Giả thuyết về vi-rút

Viêm tủy ngang thường phát triển sau khi bị nhiễm vi-rút do varicella zoster (loại vi-rút gây nên bệnh thủy đậu và bệnh zona), bệnh giộp da không đau, vi-rút cự bào, vi-rút Epstein-Barr, cảm cúm, vi-rút echo, vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người (human immunodeficiency virus - HIV), viêm gan A, hay sởi Đức. Các trường hợp nhiễm trùng da do vi khuẩn, nhiễm trùng tai giữa và viêm phổi do vi khuẩn cũng liên quan đến bệnh lý này.

Trong những trường hợp sau nhiễm bệnh TM, người ta cho rằng hệ thống miễn dịch có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại các sinh thể lạ, đã tấn công nhầm chính các mô của cơ thể dẫn đến tình trạng viêm tấy và trong một số trường hợp làm tổn thương đến myelin trong tủy sống.

Viêm tủy ngang có thể là cấp tính (phát triển trong một vài giờ tới một vài ngày) hoặc hơi cấp tính (phát triển từ 1 đến 2 tuần). Có bốn đặc trưng căn bản của bệnh viêm tủy ngang xuất hiện là: (1) yếu ở chân và tay, (2) đau nhức, (3) thay đổi cảm giác, và (4) loạn năng đại tràng và bàng quang. Phần lớn các người bệnh sẽ cảm thấy yếu theo nhiều cấp độ ở hai chân; một số cũng cảm thấy yếu ở các cánh tay. Bệnh tiến triển trong một vài tuần thường dẫn đến liệt hoàn toàn hai chân, người bệnh cần phải sử dụng xe lăn.

Đau nhức là triệu chứng chính của bệnh viêm tủy ngang xảy ra ở một nửa số người bệnh mắc chứng bệnh này. Cơn đau có thể tập trung ở vùng lưng dưới hoặc có thể có những cảm giác đau nhói lan tỏa xuống chân hoặc các cánh tay hoặc xung quanh thân trên. Tới 80 phần trăm những người mắc bệnh viêm tủy ngang cho biết rằng các vùng trở nên quá nhạy cảm với hành vi chạm, chẳng hạn như quần áo hoặc một cái chạm nhẹ của ngón tay cũng gây ra cảm giác khó chịu hoặc đau (bệnh lý này được gọi là dị giác). Nhiều người cũng trải qua tình trạng nhạy cảm quá mức đối với những thay đổi của nhiệt độ hoặc đối với tình trạng quá nóng hoặc quá lạnh.

Các bác sĩ chẩn đoán bệnh viêm tủy ngang bằng cách xem xét bệnh sử và thực hiện một chương trình khám hệ thần kinh kỹ lưỡng.

Phương thức điều trị

Như đối với nhiều chứng rối loạn của tủy sống hiện chưa có một phương thức chữa trị hữu hiệu cho những người bị mắc bệnh viêm tủy ngang. Các phương pháp điều trị được xây dựng nhằm kiểm soát và làm giảm bớt các triệu chứng và chủ yếu phụ thuộc vào mức độ trầm trọng của sự ảnh hưởng của hệ thần kinh. Thông thường liệu pháp điều trị bắt đầu khi lần đầu tiên người bệnh trải qua các triệu chứng. Các bác sĩ thường kê toa liệu pháp corticosteroid trong suốt những tuần đầu tiên của bệnh để làm giảm mức độ viêm.

Sau liệu pháp ban đầu, phần quan trọng nhất trong quá trình điều trị bệnh viêm tủy ngang bao gồm việc duy trì các chức năng của cơ thể người bệnh trong khi vẫn hy vọng sự tự phục hồi hoàn toàn hoặc một phần của hệ thần kinh. Đôi khi cần phải sử dụng máy hô hấp để hỗ trợ người bệnh.

Những người bệnh có những triệu chứng cấp tính, chẳng hạn như tê liệt thường được điều trị trong bệnh viện hoặc trong một cơ sở phục hồi chức năng nơi có nhóm y khoa chuyên môn có thể ngăn ngừa hoặc điều trị những triệu chứng gây đau đớn cho các người bệnh tê liệt. Sau đó nếu người bệnh bắt đầu có thể phục hồi khả năng điều khiển các các chi, liệu pháp vật lý được áp dụng để giúp cải thiện sức khỏe của cơ, khả năng phối hợp động tác và hàng loại những cử động khác.

Dự đoán

Khả năng phục hồi từ bệnh viêm tủy ngang thường bắt đầu trong khoảng từ 2 đến 12 tuần tính từ thời điểm những triệu chứng đầu tiên xảy ra và có thể kéo dài đến tận 2 năm. Tuy nhiên nếu không có cải thiện gì trong vòng từ 3 đến 6 tháng khả năng phục hồi đáng kể khó có thể xảy ra. Khoảng một phần ba những người mắc bệnh viêm tủy ngang trải qua quá trình phục hồi tốt hoặc hoàn toàn từ những triệu chứng của họ. Một phần ba khác cho thấy khả năng phục hồi tương đối và còn lại một số chức năng thiếu hụt như dáng đi cứng, loạn cảm giác, và loạn tiểu. Một phần ba còn lại không thấy có hồi phục gì cả, phải sử dụng xe lăn và có thể phải nhờ những người khác thực hiện các chức năng căn bản của cuộc sống hàng ngày.

Viện Nghiên Cứu Quốc Gia về Những Rối Loạn Hệ Thần Kinh và Đột Quỵ (NINDS) hỗ trợ cuộc nghiên cứu để làm rõ vai trò của hệ thống miễn dịch trong TM và chứng bệnh hay rối loạn tự miễn dịch khác. Công việc khác tập trung vào các chiến lược chữa trị các chứng tổn thương tủy sống hủy myeli bao gồm những phương pháp tiếp cận để thực hiện phương pháp cấy tế bào. Những mục tiêu cuối cùng của các cuộc nghiên cứu này là nhằm hỗ trợ quá trình tái tạo tương tự ở con người và để phục hồi được chức năng cho những bệnh nhân bị tê liệt.

Nguồn: Viện Nghiên Cứu Quốc Gia về Những Rối Loạn Hệ Thần Kinh và Đột Quỵ (National Institute of Neurological Disorders and Stroke - NINDS), Hiệp hội Viêm Tủy Ngang (Transverse Myelitis Association)

Đọc Tiếp →

VIÊM TỦY CẤP

1. Y HỌC HIỆN ĐẠI

1.1. Đại cương:

Danh từ viêm tủy để chỉ những bệnh khác nhau do thương tổn hoặc thoái hóa chất trắng của tủy trắng của tủy sống (các trục dẫn truyền của neuron vận động hoặc cảm giác). Tuy vây, cũng có một số trường hợp bệnh có tổn thương cả ở chất xám của tủy sống.

Viêm tủy cấp do nhiều nguyên nhân với nhiều hình thái tổn thương khác nhau:

- Tổn thương rộng khắp ngang tủy (viêm tủy ngang)

- Tổn thương nhiều ổ rải rác khắp tủy

- Tổn thương phối hợp cả tủy và não

- Tổn thương tủy dây thị giác

- Tổn thương tủy và rễ thần kinh

1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:

1.2.1. Nguyên nhân:

- Nhiễm trùng: nguyên nhân có thể là một số vi khuẩn như giang mai, lậu, sởi, thủy đâu, bạch hầu, sốt rét, lao và một số loại virut.

- Nhiễm độc: Các hóa chất độc như Arsenic, rượu, cồn

- Thoái hóa: thoái hóa rải rác, thoái hóa phối hợp bán cấp, viêm tủy thị thần kinh

1.3. Triệu chứng:

1.3.1. Lâm sàng:

- Khởi bệnh:

+ Hội chứng nhiễm khuẩn cấp toàn thân (sốt rét run)

+ Triệu chứng sớm là dị cảm, đau ngực, lưng, chi dưới.

- Toàn phát:

+ Yếu sức cơ 2 chân

+ Giảm hay mất cảm giác 2 chân, vùng dưới thân tương ứng mức độ tổn thương khoang tủy.

+ Rối loạn cơ thắt, bí đái, rối loạn dinh dưỡng (loét vùng xương cùng, gót, mấu chuyển lớn).

*Đặc điểm tổn thương theo vị trí:

- Nếu tổn thương vùng tủy cổ có liệt tứ chi (Hội chứng claude - Bernardr - Horner).

- Nếu tổn thương thắt lưng cùng có liệt 2 chi dưới. Mất phản xạ da bụng nếu tổn thương D8.

- Nếu tổn thương thắt lưng cùng có liệt nhẽo 2 chi dưới.

- Nếu viêm tủy thần kinh thị có liệt 2 chi dưới hoặc tứ chi, giảm thị lực

- Nếu liệt cấp tính hướng lên (Hội chứng Landry), liệt từ dưới lên đến các cơ của hầu họng, cơ hô hấp (thường tử vong).

1.3.2. Cận lâm sàng:

Dịch não tủy ngày đầu có Albumine tăng, tế bào tăng.

1.4. Chẩn đoán:

1.4.1. Chẩn đoán xác định:

- Hội chứng nhiễm khuẩn

- Hội chứng tháp

- Rối loạn cảm giác, rối loạn cơ thắt, rối loạn dinh dưỡng

- Triệu chứng đau rễ, bắt đầu cấp tính sau phát triển nhanh.

1.4.2. Chẩn đoán phân biệt:

- Ép tủy, bệnh Pott (cần chụp cột sống)

- Chảy máu tủy, nhồi máu tủy, viêm tủy xám trước cấp (bệnh Heine - Medin)

1.5. Điều trị:

- Corticoid

- Kháng sinh

2. Y HỌC CỔ TRUYỀN

2.1. Bệnh danh: Viêm tủy sống cấp thuộc chứng nuy của Y học cổ truyền.

2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:

2.2.1. Nguyên nhân: Viêm tủy sống cấp tính thuộc triệu chứng teo nhẽo chân thuộc phế nhiệt của Y học cổ truyền. Trong "Tố Vấn nuy luận" nói rằng: Phế nhiệt thương tân thì da lông hư nhược, nếu biến chuyển nhanh thì dẫn đến teo nhẽo chân

2.2.2. Cơ chế bệnh sinh: Theo lý luận của Y học cổ truyền, bệnh viêm tủy sống cấp tính là do chính khí không đầy đủ, cảm nhiễm ôn nhiệt độc tà, dẫn tới sốt cao không rút, hoặc sau khi bị bệnh tà nhiệt chưa hết, sốt nhẹ không giải, phế chịu nhiệt đốt, tân dịch hao thương, cân cơ mất nhu nhuận, từ đó thành teo nhẽo.

2.3. Biện chứng luận trị:

2.3.1. Thể phế nhiệt thương tân dịch:

*Chứng trạng: Lúc đầu có sốt, đột nhiên xuất hiện chân tay cơ thể mềm yếu không có lực, tim hồi hộp miệng khát, ho họng khô, tiểu tiện đỏ, ít, phân bí kết, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch sác.

*Pháp điều trị: Thanh nhiệt nhuận ráo, dưỡng phế ích vị

*Bài thuốc: Thanh táo cứu phế thang ("Y môn pháp luật") gia giảm

- Nam Sa sâm

09g

- Bắc Sa sâm

09g

- Mạch đông

09g

- Thạch cáp

12g

- Đẳng sâm

09g

- Hạnh nhân

09g

- Ma nhân

09g

- Tang chi

09g

*Ý nghĩa bài thuốc:

Bệnh này thường có tiền sử cảm nhiễm đường hô hấp trên, nhiệt bệnh dễ thương tổn phế tâm, tân dịch không đầy đủ, khó phân rải toàn thân, gân mạch mất nuôi dưỡng mà dẫn tới chân tay cơ thể mềm yếu không có lực, do vậy trong bài thuốc trên Thạch cao thanh phế nhiệt, Nam Bắc Sa sâm, Mạch đông, Đẳng sâm...bổ chỗ không đầy đủ của khí âm; Hạnh nhân tiết phế nhiệt, giáng phế khí; Ma nhân thông dại tràng và tiết nhiệt; Tang chi tiết nhiệt uất của kinh lạc. Phương pháp tăng giảm của nó đều để tiết nhiệt, khai thông phế.

2.3.2. Phương pháp châm cứu:

- Chọn huyệt chủ: Đại chùy, Khúc trì, Hợp cốc, Hoa đà, Giáp tích.

- Huyệt phối: Phế du, Đại tràng du, Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Phong long, Huyền trung, Hành gian

Phương pháp: Các huyệt châm trước là Đại chùy, Khúc trì, Hợp cốc. Căn cứ khoang đoạn bị tổn thương, châm huyệt Hoa đà, Giáp tích tương ứng, cũng như Du huyệt của kinh bàng quang và các vị trí huyệt ở chân trong các huyệt phối, mỗi ngày 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình.

Đọc Tiếp →

Căn bệnh lạ: “viêm tủy sống”

Các chuyên gia Hoa Kỳ đang tìm tòi về căn nguyên của một căn bệnh bí mật, chứng bệnh ảnh hưởng đến thần kinh hệ của một số bệnh nhân làm việc tại những lò thịt.

Bệnh nhân đầu tiên, index case, phát bệnh từ tháng Mười Hai năm 2006. Ông này có dấu hiệu hư hoại thần kinh khá trầm trọng, hai chân mềm nhũn không còn sức mạnh để chống đỡ cơ thể, cả thân dưới cũng mất hết khả năng hoạt động. Khi thử nghiệm, Bác Sĩ Daniel H. Lachance, chuyên khoa Thần Kinh tại Mayo Clinic, đã nhận ra cột sống của bệnh nhân bị viêm trầm trọng, và phản ứng này do cơ thể tạo ra sự đối kháng với các tế bào thần kinh của chính bệnh nhân, một phản ứng “tự kháng” hay “autoimmune disease”. Các bác sĩ không tìm ra nguyên nhân của phản ứng để kháng kia nhưng đã dùng steroid (ngăn phả ứng viêm) để chữa trị. Bệnh nhân hồi phục. Khoảng tháng Tư năm 2007, khi ông này trở lại làm việc, bệnh cũ tái phát; bệnh nhân được chữa trị và bình phục. Nhưng khi trở lại làm việc, bệnh tái phát lần thứ ba. Vào thời gian này, tháng Mười Một năm 2007, các bác sĩ đã ghi nhận thêm nhiều trường hợp tương tự, tất cả là 12 bệnh nhân, 6 nam 6 nữ, tuổi từ 21 đến 51. Các bệnh nhân này đều làm việc tại Quality Pork Processors, một xưởng xẻ thịt tại Austin, Minnesota.

Khi ấy, các bác sĩ và cả chủ nhân của xưởng xẻ thịt hiểu rằng họ cần báo động và tường trình với bộ Y Tế tiểu bang, Minnesota Health Department. Bộ Y Tế Minnesota đã tường trình với Center for Diseases Control and Prevention (CDC) và xin giúp đỡ.

Việc bộc phát căn bệnh kỳ lạ kia xảy ra với con số nhỏ 12 bệnh nhân nhưng cơn bệnh trầm trọng đủ để nhà chức trách bắt đầu ngay một cuộc khảo sát quy mô, bao gồm nhiều lãnh vực của ngành Y tế công cộng.

Tháng Mười Một năm 2007, Tiến Sĩ Aaron DeVries, chuyên gia về Dịch Tễ học tại bộ Y Tế thăm xưởng xẻ thịt và bắt đầu khảo sát bệnh sử của bệnh nhân. Bệnh án không có những dữ kiện của chứng bò điên (mad cow) hay chứng trichinosis (một chứng bệnh do ký sinh trùng sống trong bắp thịt của heo, ăn thịt heo sống hay nấu chưa kỹ có thể gây bệnh) có nghĩa là chứng bệnh này không do việc ăn thịt heo. Chứng bệnh “viêm tủy sống” kia cũng không phải là bệnh truyền nhiễm vì thân nhân của những người bệnh vẫn mạnh khỏe.

Qua bệnh sử của các bệnh nhân, người ta nhận ra rằng họ làm việc tại xưởng xẻ thịt, và làm việc tại nơi xẻ đầu heo; các nhân công lọc thịt từ đầu heo. Thế là một nhà Dịch Tễ Học khác, Tiến Sĩ Ruth Lynfield của bộ Y Tế Minnesota đến quan sát nơi xẻ đầu heo, đặc biệt là chỗ lấy óc có tên là “blowing brains”.

Khi mỗi chiếc đầu heo đến bàn làm việc, nhân công đặt một ống sắt vào vào chân sọ. Một lượng không khí dưới áp suất cao (high-pressure compressed air) được bơm vào đầu heo, và óc heo theo hốc mắt, mũi “xịt” ra chậu hứng và vùng lân cận kể cả vòi và tay, mặt và quần áo nhân công. Óc heo được thu nhặt, đóng hộp để bán sang Hoa Lục và Nam Hàn nơi các đầu bếp chiên xào món óc heo!

Nhân công mặc áo choàng, đội mũ an toàn, đeo mắt kính và đeo găng tay nhưng nhiều người để cánh tay trần và không đeo mặt nạ che măt. Những hạt óc heo có thể bám vào mặt, mũi, miệng công nhân làm việc ở bàn “đầu heo”. Từ hôm ấy, xưởng xẻ thịt Quality Pork bắt đầu sử dụng kính che mặt (face shield) và ngưng việc bơm không khí vào đầu heo để lấy óc.

Các nhà Dịch Tễ Học cũng khảo sát 25 xưởng xẻ thịt khác tại Hoa Kỳ, và chỉ có hai xưởng dùng phương pháp tương tự để lấy óc heo. Xưởng xẻ thịt tại Nebraska không có dấu vết bệnh “viêm tủy sống”; nhưng xưởng Indiana Packers tại Delphi, Indiana có một số người bị triệu chứng tương tự, bệnh nhân đang được thử nghiệm. Cả hai xưởng xẻ thịt này đều ngưng việc bơm không khí để lấy óc heo.

Câu hỏi làm các chuyên gia vò đầu bứt tóc là tại sao óc heo lại tạo ra phản ứng viêm lạ lùng như thế? Tại sao nhân công chỉ phát bệnh bây giờ trong khi việc sử dụng không khí để lấy óc heo bắt đầu từ năm 1998? Có thể là các con heo heo kia có bệnh tật gì chăng?

Các bác sĩ thú ý khám nghiệm các con heo, thử đủ loại thử nghiệm mà vẫn không thấy dấu vết của sự nhiễm trùng từ vi khuẩn, siêu vi khuẩn đến ký sinh …

Bộ Y Tế Minnesota đã hợp tác với Bác Sĩ Ian Lipkin, một chuyên gia về miễn nhiễm tại hệ thần kinh, Đại Học Columbia, để tìm kiếm dấu vết của tính đề kháng giữa bệnh nhân và óc heo.

Tuy đã tìm nguồn gốc của việc gây bệnh, các chuyên gia vẫn chưa biết rõ nguyên nhân để giải thích tường tận bệnh lý, họ vẫn tiếp tục tìm tòi khảo sát. Trong khi đó, các xưởng xẻ thịt đã áp dụng nhiều phương pháp bảo vệ nhân công, từ việc mặc quần áo che kín thân thể, đi giày ống, đội mũ, đeo kính che mặt.

Quality Pork Processors là một xưởng xẻ thịt heo, có 1,300 nhân công, giết và mổ thịt 19,000 con heo mỗi ngày để cung cấp thịt cho hãng sản xuất thực phẩm Hormel Foods, nằm ngay bên cạnh. Các nhân công làm việc 8 tiếng một ngày, theo lối dây chuyền, mỗi người xẻ thịt từ một phần khác nhau trên con heo. Công việc được mô tả là nặng nhọc, nhân công được trả 11 -12 mỹ kim/ giờ và các lợi nhuận khác. Xưởng làm việc được các viên chức khám xét và nhân công cho là sạch sẽ.

*Tổng hợp tài liệu của Mayo Clinic, Minnesota Health Department và CDC
Đọc Tiếp →